Có 53 kết quả được tìm thấy
Hội thảo khoa học “Bản sắc địa phương vùng đất Cố đô Hoa Lư trong quản lý và phát triển đô thị - Những vấn đề đặt ra cho tỉnh Ninh Bình hiện nay” đã diễn ra hai phiên tham luận chuyên đề và các phiên tọa đàm, trao đổi trực tiếp.
Ngày 5/4, UBND tỉnh phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bản sắc địa phương vùng đất Cố đô Hoa Lư trong quản lý và phát triển đô thị - Những vấn đề đặt ra cho tỉnh Ninh Bình hiện nay”.
Ngày 15/2, tại Ninh Bình, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ và tọa đàm với chủ đề “Thành phố Hoa Lư - Đô thị loại I, Đô thị di sản thiên niên kỷ”.
Sau hơn 32 năm tái lập và phát triển, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đạt được nhiều kết quả phát triển nổi bật, toàn diện. Với tư duy quản trị rộng mở, quan điểm phát triển bền vững, định hướng phát triển của Đô thị di sản thiên niên kỷ đang dần hiện hữu. Tỉnh cũng đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và thực thi các kế hoạch, quy hoạch phát triển đô thị di sản, từ đó giúp đô thị phát triển một cách bền vững và trở nên độc đáo hơn.
Sáng 14/11, UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với UBND huyện Hoa Lư và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng kiến thức về công tác xây dựng, quản lý phát triển đô thị di sản Ninh Bình.
Ngày 4/9, đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác thành phố Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Joo Nak-Young, Thị trưởng thành phố làm Trưởng đoàn về thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai địa phương, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa-lịch sử, xây dựng và phát triển đô thị di sản cố đô.
Ngày 30/7/2024, tại kỳ họp thứ 23, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 48/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Di sản Cố đô Hoa Lư có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, là tài sản quý báu được trao truyền cho các thế hệ mai sau. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong vòng xoáy của phát triển đô thị, trước sự tàn phá của thời gian, môi trường và khí hậu vẫn luôn là mối quan tâm lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư.
Athena Complex Pháp Vân sở hữu vị trí đắc địa, tiếp giáp với trục đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A và các tuyến đường huyết mạch tại Hà Nội. Dự án được phát triển bởi Công ty TNHH phát triển đô thị và xây dựng 379, với tổng diện tích đất 6.088 m2. Trong đó có hơn 1.833 m2 là diện tích xây dựng căn hộ chung cư, phần diện tích còn lại được chủ đầu tư sử dụng để xây dựng khuôn viên, trồng cây xanh và các dịch vụ thiết yếu khác.
Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị nhanh chóng. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển của một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất Ninh Bình có thể sở hữu. Nhưng làm sao khai thác được các giá trị di sản để phát triển kinh tế? Đây cũng là mong muốn, trăn trở của tỉnh Ninh Bình - tìm kiếm giải pháp biến di sản thành tài sản.
Tiếp tục chuyến công tác tìm hiểu về cơ chế đặc thù cho quản lý và phát triển Đô thị Di sản - Cố đô, mô hình phục dựng, bảo tồn các Di sản Lịch sử - Văn hóa, học tập kinh nghiệm định hướng phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản; trong các ngày từ 28 đến 30 tháng 6, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đi thăm, làm việc tại Nhật Bản.
Với những nguồn lực sẵn có, Ninh Bình lựa chọn con đường phát triển trở thành đô thị với tính chất là Đô thị di sản thiên niên kỷ bao chứa cả Thành phố di sản thế giới và Thành phố sáng tạo, tựa vào Quần thể danh thắng Tràng An về kinh tế và du lịch. Việc cần làm là thực hiện đồng bộ các giải pháp để tận dụng những cơ hội, vượt qua các thách thức, góp phần đưa Ninh Bình vững bước xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ, vừa bảo tồn các giá trị bền vững của di sản, vừa mang tính văn minh, hiện đại.
Thực hiện Kế hoạch đối ngoại của tỉnh năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu tìm hiểu về cơ chế đặc thù cho quản lý và phát triển Đô thị Di sản - Cố đô, mô hình phục dựng, bảo tồn các Di sản Lịch sử - Văn hóa, học tập kinh nghiệm định hướng phát triển công nghiệp văn hóa, tìm hiểu và xúc tiến đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động thời vụ, từ ngày 24/6 đến ngày 27/6/2024, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đi thăm, làm việc tại Hàn Quốc.
Sau 70 năm được hoàn toàn giải phóng (30/6/1954- 30/6/2024) và hơn 30 năm kể từ ngày tái lập tỉnh (năm 1992), trong lộ trình xây dựng, nâng cấp, phát triển đô thị và thành lập thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố Ninh Bình luôn khẳng định vai trò là trung tâm chính trị-hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, du lịch của tỉnh; đồng thời là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng Duyên hải Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng...
Ngày 20/6, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học"Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO - Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương".
Chiều 20/6, Hội thảo Khoa học "Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO-Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương" tiếp tục thảo luận với chuyên đề "Nhận thức lý luận". Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cùng điều hành phiên thảo luận chuyên đề.
Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất phía Bắc, vừa được gia tăng thêm một viên ngọc lấp lánh trong vương miện của mình - Vinhomes Royal Island. Dự án này do tập đoàn Vingroup - ông lớn trong lĩnh vực bất động sản và phát triển đô thị tại Việt Nam - đầu tư tâm huyết với quy mô lên đến 869,53 ha, trở thành một trong những khu đô thị lớn nhất và được quy hoạch bài bản theo mô hình "đảo trong lòng thành phố".
Theo Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 16/2/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành xây dựng đến năm 2030, mục tiêu phát triển đô thị đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt tối thiểu 45%.
Theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, phát triển đô thị Ninh Bình thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái văn hóa cấp vùng đồng bằng sông Hồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng Tràng An.
Năm 2012, Tam Điệp được công nhận là đô thị loại III. Từ đó đến nay, thành phố đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư chỉnh trang, nâng cấp, phát triển đô thị, phấn đấu sớm trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh.
Ngày 12/7, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Dự hội nghị có các thành viên là chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên của các trường Đại học; lãnh đạo một số sở ngành, địa phương.
Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, cùng với các địa phương khác trong tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Ninh Bình đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được những kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới. Nhân dịp thành phố đón bằng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Văn Thứ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình để hiểu rõ hơn về quá trình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Ninh Bình.